Banner
Trang chủ TUYỂN SINH Tư vấn tuyển sinh

Tại sao lại nên học ngành chăn nuôi?

10/06/2020 14:23 - Xem: 2060
Ngành đào tạo những kỹ sư chăn nuôi chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng động vật, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

 

 

       

   

 

 

 

Tại sao lại nên học ngành chăn nuôi?

         Ngành đào tạo những kỹ sư chăn nuôi chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng động vật, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; Am hiểu về công tác giống, công tác kỹ thuật nuôi, thiết kế chuồng trại, vệ sinh thú y; khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn và điều trị bệnh cho vật nuôi… góp phần tăng năng suất vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.

Học ngành chăn nuôi bạn sẽ được đào tạo những gì?

         Kỹ sư được đào tạo về di truyền giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý sản xuất với kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về dinh dưỡng các loài động vật nông nghiệp và thủy sản, về nghiên cứu và tổ hợp khẩu phần cũng như sử dụng các dây chuyền tự động, các thiết bị chuyên dùng trong phân tích chất lượng nguyên liệu và thành phần thức ăn chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kế toán tài chính, kỹ thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh

CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Viện thú y; Viện chăn nuôi; Cục thú y – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chi cục thú y các tỉnh/TP…
  • Kỹ thuật viên chỉ đạo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh tại các trang trại chăn nuôi gia súc – gia cầm như trang trị lợn, gà, bò sữa…tại Việt Nam và nước ngoài như: Nhật Bản, Australia, Đan Mạch, Đức,…
  • Nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh doanh tại các công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.
  • Các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã
  • Chuyên viên chăm sóc động vật tại các cơ sở nuôi động vật hoang dã như: vườn thú, trung tâm giải trí,
  • Chủ các đại lý kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, thức ăn chăn nuôi
  • Chủ các phòng khám thú y hoặc kinh doanh phụ kiện dành cho thú cưng
  • Cán bộ giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành chăn nuôi, thú y

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo thú y: 120 tín chỉ
  • Kiến thức giáo dục đại cương: 42 tín chỉ
  • Kiến thức cơ sở ngành: 38 tín chỉ (Bắt buộc: 23 tín chỉ; Tự chọn: 15 tín chỉ)
  • Kiến thức ngành: 41 tín chỉ (Bắt buộc: 16 tín chỉ; Tự chọn: 25 tín chỉ)
  • Kiến thức bổ trợ: 10 tín chỉ (Bắt buộc: 4 tín chỉ; Tự chọn: 6 tín chỉ)
  • Kiến tập và thực tập nghề nghiệp: 9 tín chỉ
  • Thực tập tốt nghiệp: 10 tín chỉ

CHUYÊN NGÀNH

Chăn nuôi thú y (Mã ngành: 7620105)

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: xem chi tiết tại đây

TỔ HỢP XÉT TUYỂN

  • A00 (Toán, Lý, Hóa);
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh);
  • C02 (Toán, Văn, Hóa);
  • D01 (Toán, Văn, Anh)

KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC

         Kiến thức: Vận dụng tốt các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành để thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho vật nuôi; Tổ chức, quản lý sản xuất chăn nuôi - thú y; Vận dụng các kiến thức về kinh doanh, marketing, chuyên ngành để khởi nghiệp và phát triển dịch vụ chăn nuôi thú y.

         Thành thạo các kỹ năng: Lựa chọn, đánh giá chất lượng nguyên liệu và xây dựng được khẩu phần ăn cho từng đối tượng vật nuôi; Thực hiện được việc chọn lọc con giống và nhân giống vật nuôi; Chăm sóc, nuôi dưỡng từng đối tượng vật nuôi; Chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi; Tư vấn chuyên môn, chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y; Quản lý, kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; Ứng dụng được công nghệ thông tin trong tổ chức, quản lý sản xuất, quảng bá sản phẩm và khởi nghiệp; Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, làm việc độc lập và  làm việc nhóm hiệu quả.

         Thông tin tư vấn

1.  Phan Thị Hồng Phúc - Trưởng khoa Chăn nuôi thú y, SĐT  0988 706 238;

2. Trần Văn Thăng - Phó Trưởng khoa, SĐT 0962 827 268