Trải qua 4 ngày hoạt động thực địa tại các xã, phường của thành phố Tuyên Quang rất nhiều các hoạt động học tập, thực hành các năng lực cốt lõi Một sức khỏe nhằm kiểm soát các bệnh truyền lây giữa động vật và người đặc biệt là bệnh Dại và kiến thức thực hành vấn đề an toàn thực phẩm. Trao đổi với các bạn sinh viên, đồng chí Trần Hải Nam – Trạm trưởng Trạm thú y thành phố đã chia sẻ tình hình phòng chống dịch bệnh của địa phương, cũng như các thách thức trong phòng chống dịch bệnh Dại. Tiếp đến, thầy giáo Trần Nhật Thắng cũng giảng cho các bạn sinh viên về Một sức khỏe, các năng lực cốt lõi Một sức khỏe, lập kế hoạch giám sát và đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh dại, bệnh cúm gia cầm, bệnh nhiệt thán cho đàn vật nuôi tại Tuyên Quang, ứng dụng một số năng lực cốt lõi của MSK (tư duy hệ thống, phân tích nguy cơ, truyền thông và thông tin) trong giám sát và quản lý bệnh truyền lây và các bệnh truyền nhiễm giữa người và động vật. Tiếp đến, các bạn sinh viên đã chia thành nhiều nhóm khác nhau đi đến các hộ gia đình để điều tra tình hình chăn nuôi, nuôt nhốt chó cũng như các kiến thức khác về thực hành bệnh Dại của người dân. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên đã tiêm phòng cho hộ gia đình có nuôi chó tại nhà và hướng dẫn cách xử lý khi bị chó cắn.
Kết thúc 4 ngày hoạt động, nhiều kiến thức về thực hành năng lực cốt lõi Một sức khỏe đã được thực hiện và áp dụng có hiệu quả. Chính vì vây mà trong thời gian tới, trường Nông Lâm và dự án Một sức khỏe sẽ tiếp tục tổ chức những hoạt động ý nghĩa hơn, gắn nhiều với thực địa hơn nữa để các bạn sinh viên có thể áp dụng linh hoạt những năng lực cốt lõi của Một sức khỏe trong thực tiễn.
Đăng tin: Trần Nhật Thắng – Khoa Chăn nuôi Thú y
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên